businessreporter.co.uk đưa lại bài từ Facebook Doanh nhân Thanh Sơn về đề tài “Cổ đông được bảo hiểm khi tham gia đầu tư Fintech?!”
“Cổ đông được bảo hiểm khi tham gia đầu tư Fintech?!
Người cấp vốn cho vay ngang hàng P2P được bảo hiểm, để đạt TSLN 18%/năm?!
Hôm thứ sáu một bạn học viên hỏi em được 1 Fintech mời tham gia đầu tư (cổ đông), hoặc tham gia cấp vốn cho vay ngang hàng P2P với lãi suất 18%. Và sẽ có công ty bảo hiểm nếu mình bị thua lỗ. Vậy có nên tham gia không? Bản thân em, thấy ngon quá, nhưng lại sợ dính câu “Không bao giờ có một buổi trưa miễn phí” và bạn nhờ tôi phân tích giùm.
Tôi đã mời các bạn cùng suy luận những ý sau.
- Ai là công ty bảo hiểm? Có uy tín không? Có bảo hiểm thật không hay họ nói cho vui?
- Ai là người trả phí. Vì mức phí sẽ rất rất cao.
Tôi chia sẻ tiếp về bảo hiểm. Bảo hiểm là người ta dùng tiền của người không bị rủi ro để trả cho người bị rủi ro.
Ví dụ mỗi người đóng 1 đồng để bảo hiểm cho 1 sự kiện nào đó. Sự kiện này xả ra với xác suất 4/1000. Tổng tiền thu được là 1,000 đồng. Khi có sự kiện xảy ra, 4 người sẽ được chia số tiền 1,000 / 4 = 250 đồng. 996 người kia bị mất 1 đồng nhưng không bị rủi ro.
Ở đây giả sử không có phí và lợi nhuận cho công ty bảo hiểm.
** Trường hợp có công ty bảo hiểm nào đó bán bảo hiểm cho cổ đông góp vốn vào công ty Fintech. (Giả sử rằng công ty BH này không thu phí, và không cần lời)
Cổ đông nay sẽ nhận được lại vốn nếu công ty Fintech đó phá sản.
Fintech thuộc dạng khởi nghệp kiểu startup, tỷ lệ thất bại là rất cao. Chúng ta tạm cho tỷ lệ phá sản của Fintech là 80% (là tỷ lệ rất thấp). Giả sử Fintech có vốn đầu tư là 100 tỷ. Thì với tỷ lệ phá sản 80%, Fintech phải đóng phí 80 tỷ để được nhận lại 100 tỷ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vấn đề là ông Tiên râu bạc nào sẽ đóng cho Fintech 80 tỷ tiền phí này?

** Trường hợp có công ty bảo hiểm nào đó bán bảo hiểm cho người cấp vốn vay ngang hàng P2P. (Giả sử rằng công ty BH này kg thu phí, và không cần lời)
Cho vay ngang hàng P2P trên app Fintech, thường là cho vay tín chấp, giữa người và người. FinTech sẽ có đánh giá người vay để tránh rủi ro xù nợ của người vay đến mức thấp nhất. Tuy vậy vẫn có 1 tỷ lệ người vay xù nợ. Giả sử tỷ lệ này là 20% (khá thấp). Như vậy người cho vay có 100 đồng, thì phí bảo hiểm sẽ là 20 đồng. Sau khi mua bảo hiểm thì mọi rủi ro xù nợ của người cho vay đã được bảo hiểm hiểm. Khi đó người cho vay sẽ được lợi nhuận 18 đồng một năm (lãi suất cho vay 18%/năm) mà kg bị rủi ro?!
Vấn đề là cô Tiên nào sẽ đóng 20 đồng phí bảo hiểm này? Phí bảo hiểm (20) còn cao hơn cả tiền lời (18).
Vô lý vậy mà họ vẫn đi thuyết trình để gọi vốn, để mời gọi cấp vốn vay.
Cái vụ gọi nến, đoán giá này nọ cũng lợi dụng hai chữ bảo hiểm. Gọi đúng thì thắng, gọi sai thì được bảo hiểm. Ông Tiên, cô Tiên nào sẽ đóng phí bảo hiểm cho người chơi vậy?
Vô lý vậy, mà nhiều người vẫn dính.
Thanh Sơn
Link bài gốc: https://www.facebook.com/LamMinhChanh/posts/4483524181735038