Chú Ba tài chính Lâm Minh Chánh tiếp tục giải thích cho bà ngoại hiểu về “khái niệm Cổ phiếu”
QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (PRIVATE EQUITY)
Bà Ngoại: Một năm, sau khi đại gia H góp vốn thì có quỹ đầu tư cũng vào doanh nghiệp Hai Rau Cải đó thằng Ba.
Chú Ba. Dạ đúng. Năm thứ 7, thì quỹ đầu tư Q này tiếp cận anh Hai để đầu tư vào doanh nghiệp Hai Rau Cải. Đây là quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân (Private Equity)
Bà Ngoại: Quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân là sao?
Chú Ba: Những quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân (Private Equity) này đầu tư vào những công ty chưa phải là công ty đại chúng. Quỹ góp vốn vào doanh nghiệp, và có thể hỗ trợ về quản lý nhằm tăng trưởng giá trị của doanh nghiệp để họ “hái quả sau này”. Hoặc là quỹ bán lại cổ phần của họ cho doanh nghiệp hoặc quỹ khác để kiếm lợi nhuận. Hoặc là họ hỗ trợ công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và từ từ thoát ra bằng cách bán lại cho nhà đầu tư trên sàn.
Bà Ngoại: Quỹ đầu tư thường sẽ mua với giá tốt hơn các nhà đầu tư cá nhân đúng không Ba, tại nó “kèo trên” nên dễ ép giá?
Chú Ba: Dạ. Thường là quỹ đầu tư góp số vốn lớn và họ hỗ trợ cho doanh nghiệp lên sàn, nên họ có “thế”, vì thế họ sẽ đàm phán giá “phù hợp”.
Sau một thời gian đàm phán, hai bên đồng ý giá trị của Hai Rau Cải vào thời gian trước khi nhận đầu tư từ quỹ, còn gọi là định giá trước đầu tư (Pre-Money Valuation) là 336 tỷ. Con số này lớn gấp 2,8 lần số vốn cổ phần hiện tại của Hai Rau Cải là 120 tỷ. Tức là quỹ Q đồng ý đầu tư vào doanh nghiệp Hai Rau Cải với giá 2,8 chấm.
Bà Ngoại: Quỹ Q đầu tư vào doanh nghiệp bao nhiêu tiền?
Chú Ba: Sau khi đầu tư xong, quỹ Q mong muốn tỷ lệ sở hữu của quỹ tại Hai Rau Cải là 25%. Từ đó tính ngược ra số tiền cần đầu tư.
- Nếu gọi X là vốn cổ phần của quỹ. Như vậy, sau khi đầu tư, vốn cổ phần của doanh nghiệp Hai Rau cải = 120+X.
- Vì quỹ muốn tỷ lệ sở hữu là 25%, nên chúng ta có phương trình: X = 25% * (120+X). Giải ra X = 40 tỷ
Tổng số tiền đầu tư sẽ là = 40 tỷ * 2,8 chấm = 112 tỷ. Trong đó 40 tỷ là vốn cổ phần. Thặng dư vốn cổ phần = 112 – 40 = 72 tỷ.
Ngay sau khi quỹ Q góp vốn, chi tiết vốn chủ sở hữu của Hai Rau Cải như sau:
- Vốn cổ phần = 120 + 40 = 160 tỷ.
- Thặng dư vốn = 40 + 72 = 112 tỷ.
- Lợi nhuận giữ lại = 54 tỷ (Tài khoản lợi nhuận giữ lại sau thuế tính đến thời điểm Quỹ đầu tư quyết định góp vốn vào Hai Rau cải là 33 tỷ ở năm thứ 6 + 21 tỷ năm thứ 7).
- Vốn chủ sở hữu = 160 + 112 + 54 = 326 tỷ.
Bà Ngoại: Các cổ đông cũ sẽ bị giảm tỷ lệ sở hữu?
Chú Ba: Dạ chắc chắn rồi ngoại. Tỷ lệ sở hữu của từng cổ đông giảm xuống, nhưng doanh nghiệp được thêm vốn. Giá trị doanh nghiệp tăng lên. Cái bánh to ra, thì phần chia của mỗi người sẽ tăng lên.
Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông như sau:
- Hai = 60 tỷ / 160 tỷ = 37,50%
- Tư = 10 tỷ / 160 tỷ = 6,25%
- Năm = 10 tỷ / 160 tỷ = 6,25%
- Sáu = 10 tỷ / 160 tỷ = 6,25%
- Bảy = 10 tỷ / 160 tỷ = 6,25%
- H = 20 tỷ / 160 tỷ = 12,50%
- Quỹ Q = 40 tỷ / 160 tỷ = 25,00%
Vốn Chủ Sở Hữu 326 tỷ | Vốn cổ phần 160 tỷ | Hai = 60 tỷ / 160 tỷ = 37,50%Tư = 10 tỷ / 160 tỷ = 6,25%Năm = 10 tỷ / 160 tỷ = 6,25%Sáu = 10 tỷ / 160 tỷ = 6,25%Bảy = 10 tỷ / 160 tỷ = 6,25%H = 20 tỷ / 160 tỷ = 12,50%Quỹ Q = 40 tỷ / 160 tỷ = 25,00% |
Thặng dư vốn112 tỷ | ||
Lợi nhuận chưa phân phối54 tỷ |
ĐẠI CHÚNG HÓA VÀ NIÊM YẾT. CỔ PHẦN. CỔ PHIẾU.
Bà Ngoại: Sau khi quỹ đầu tư vào vài năm, thì doanh nghiệp Hai Rau Cải lên sàn phải không Ba?
Chú Ba: Dạ đúng. Năm thứ 9, doanh nghiệp Hai Rau Cải tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Cái này gọi theo tiếng Anh cho nó sang là IPO (Initial Public Offering).
Bảng cáo bạch trong hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng phải thể hiện được những nội dung sau:
- Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có).
- Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán.
- Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất.
- Thông tin khác quy định trong mẫu Bảng cáo bạch
Bước 1: Doanh nghiệp Hai Rau Cải Phát hành cổ phiếu ra công chúng.
- Doanh nghiệp Hai Rau Cải chia vốn cổ phần ra thành những cổ phần nhỏ có mệnh giá 10.000 đồng. (Mệnh giá thể hiện vốn cổ phần).
- Số vốn cổ phần hiện tại là 160 tỷ, tương đương 16 triệu cổ phần.
- Doanh nghiệp Hai Rau Cải làm thủ tục xin phát hành thêm 4 triệu cổ phần của doanh nghiệp Hai Rau Cải ra công chúng với giá 50.000 VNĐ/cổ phần. (tức là 5 chấm).
- Tổng số vốn huy động được = 4 triệu cổ phần * 50.000 VNĐ/cổ phần = 200 tỷ.
Số tiền 200 tỷ này được dùng để nâng cấp nhà máy, mua sắm thiết bị và bổ sung vốn lưu động.
Bà Ngoại: 200 tỷ này cũng phải chia ra vốn cổ phần và thặng dư vốn chứ Ba?
Chú Ba: Dạ đúng.
- Vốn cổ phần = 4 triệu * 000 VNĐ (mệnh giá) = 40 tỷ.
- Thặng dư vốn = 200 – 40 = 160 tỷ.
Như vậy, sau khi phát hành thành công 4 triệu cổ phần ra công chúng, nâng tổng số cổ phần lên 20 triệu, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Hai Rau Cải như sau:
- Vốn cổ phần = 160 + 40 = 200 tỷ VNĐ
- Thặng dư vốn = 112 + 160 = 272 tỷ VNĐ
- Lợi nhuận giữ lại = 99 tỷ VNĐ
- Vốn chủ sở hữu = 200 + 272 + 99 = 571 tỷ VNĐ
(Tài khoản lợi nhuận giữ lại sau thuế tính đến thời điểm Hai Rau Cải quyết định niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán là 99 tỷ = 54 tỷ ở năm thứ 7 + 21 tỷ năm thứ 8 + 24 tỷ năm thứ 9)
Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông như sau:
- Hai = 60 tỷ / 200 tỷ = 30,00%
- Tư = 10 tỷ / 200 tỷ = 5,00%
- Năm = 10 tỷ / 200 tỷ = 5,00%
- Sáu = 10 tỷ / 200 tỷ = 5,00%
- Bảy = 10 tỷ / 200 tỷ = 5,00%
- H = 20 tỷ / 200 tỷ = 10,00%
- Quỹ Q = 40 tỷ / 200 tỷ = 20,00%
- Công chúng = 40 tỷ / 200 tỷ = 20,00%
Vốn Chủ Sở Hữu571 tỷ | Vốn cổ phần 200 tỷ | Hai = 60 tỷ / 200 tỷ = 30,00%Tư = 10 tỷ / 200 tỷ = 5,00%Năm = 10 tỷ / 200 tỷ = 5,00%Sáu = 10 tỷ / 200 tỷ = 5,00%Bảy = 10 tỷ / 200 tỷ = 5,00%H = 20 tỷ / 200 tỷ = 10,00%Quỹ Q = 40 tỷ / 200 tỷ = 20,00% Công chúng = 40 tỷ / 200 tỷ = 20,00% |
Thặng dư vốn272 tỷ | ||
Lợi nhuận chưa phân phối99 tỷ |
Bà Ngoại: Sao có khi gọi là cổ phần, có khi gọi là cổ phiếu?
Chú Ba: Định nghĩa cổ phần như thế này
- “Cổ phần có nghĩa là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty cổ phần. Cổ phần được thể hiện dưới dạng hình thức cổ phiếu, người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông.” Như vậy mỗi một phần vốn 000 đồng, được gọi là cổ phần.
- Còn cổ phiếu được định nghĩa “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty đó.”
Anh Hai có 60 tỷ vốn cổ phần của doanh nghiệp Hai Rau Cải. Mà
mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000 đồng. Tức là anh Hai sở hữu 6 triệu cổ phần của doanh nghiệp Hai Rau Cải.
Nhưng trong thực tế, mọi người vẫn gọi cổ phần là cổ phiếu. Câu trên sẽ được nói là anh Hai sở hữu 6 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp Hai Rau Cải. Nói vậy là chưa chính xác. Tuy vậy ai cũng hiểu và cũng nói như vậy cả.
Bà Ngoại: Bước 1 xong rồi, bước 2 là làm gì nữa vậy Ba?
Chú Ba: Dạ, bước 2 là người ta đưa cổ phiếu Hai Rau Cải lên cái chợ chính quy để mọi người có thể mua bán lại cổ phần. Thuật ngữ gọi là niêm yết các cổ phiếu này lên sàn chứng khoán.
Bà Ngoại: Doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán để làm gì vậy Ba?
Chú Ba: Dạ cũng có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
- Thứ nhất là để dễ gọi thêm vốn. Khi lên sàn rồi, khi nào có nhu cầu cần vốn thì doanh nghiệp Hai Rau Cải sẽ làm thủ tục để phát hành thêm cổ phiếu cho công chúng. Công chúng mua số cổ phiếu này thì doanh nghiệp có thêm vốn mà không cần phải đi gặp đại gia, gặp quỹ đàm phán nữa.
- Thứ hai là các cổ đông sẽ được quyền chuyển nhượng cổ phiếu. Ngoại nhớ vụ chị Sáu kẹt tiền mua nhà cho con trai không? Chị muốn bán bớt phần vốn mà các cổ đông khác cũng kẹt tiền nên chị Sáu không bán được. Bây giờ lên sàn rồi, chị Sáu có thể bán lại một phần hay toàn bộ cổ phần của mình. Chị Sáu là cổ đông lớn thì khi bán cần tuân thủ luật, theo quy định. Lần sau cháu sẽ nói về việc này.
- Thứ ba là nâng cao uy tín doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên sàn thì sẽ có uy tín với đối tác, với khách hàng, với người tiêu dùng.
Bà Ngoại: Hèn gì, từ lúc lên sàn, sao thấy thằng Hai ăn mặc đẹp, và đổi dáng đi.
Chú Ba: Nhưng mà cũng mệt lắm ngoại à. Trở thành công ty đại chúng thì Chủ tịch Hội đồng quản trị thành người của công chúng. Thông tin về kinh doanh, về doanh nghiệp phải công khai minh bạch. Kinh doanh mà không tốt sẽ bị báo chí viết. Giá cổ phiếu mà xuống thì nhà đầu tư họ cằn nhằn…cũng khổ nhen ngoại.
Bà Ngoại: Khổ mà giàu, mà nổi tiếng thì cũng nhiều người ham đó Ba. À, mà doanh nghiệp Hai Rau Cải niêm yết lên sàn giá bao nhiêu?
Chỉ tiêu | Sở GDCK HCM(HOSE) | Sở GDCK HN (HNX) |
1. Vốn điều lệ thực góp tại thời điểm đăngký | >= 120 tỷ đồng theo sổ kế toán | >= 30 tỷ đồng |
2. Số năm hoạt động dưới hìnhthức CTCP | >= 2 năm | >= 1 năm |
3. Tỷ lệ LNST/ VCSH (ROE) nămgần nhất | >= 5% | >= 5% |
4. Hoạt động kinh doanh | 02 năm liền trước có lãi; không nợ quá hạn trên 01 năm không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toánbáo cáo tài chính. | Không nợ quá hạn trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính. |
5. Công khai | Các khoản nợ đối với thành viên HĐQT, BKS, BGĐ, CĐ lớn và những người liên quan | Không quy định |
6. Yêu cầu về cổ đông | >= 300 Cổ đông (Không phải là CĐ lớn) nắm giữ ít nhất 20% số CP có quyền biểu quyết | >= 100% Cổ đông (Không phải CĐ lớn) nắm giữ ít nhất 15% số CP có quyền biểu quyết. |
7. Yêu cầu về nắm giữ cổ phiếu | Cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, BGĐ,KTT cam kết giữ 100% CP, nắm giữ ít nhất 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% trong 06 tháng tiếp theo (Không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ) | Cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, BGĐ,KTT cam kết giữ 100% CP, nắm giữ ít nhất 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% trong 06 tháng tiếp theo (Không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ) |
8. Hồ sơ | Đầy đủ và hợp lệ | Đầy đủ và hợp lệ |
Chú Ba: Sau khi đại chúng 6 tháng, thì doanh nghiệp Hai Rau Cải làm thủ tục đăng ký niêm yết toàn bộ 20 triệu cổ phiếu lên sàn chứng khoán HOSE (Sàn Chứng khoán TP.HCM).
Hồi đó anh thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) đại diện quỹ Q đề nghị mức giá niêm yết là 90.000 VNĐ/cổ phần. Họ cho rằng với kết quả kinh doanh tốt của doanh nghiệp Hai Rau Cải, cộng với hiệu ứng PR, nhà đầu tư sẽ chấp nhận giá 90.000 VNĐ. Ý kiến này đã được các thành viên HĐQT và cổ đông lớn tán thành. Ai cũng vui khi thấy giá trị công ty và giá trị đầu tư của mình tại doanh nghiệp Hai Rau Cải tăng cao như thế.
Bà Ngoại: Ngoại mà có cổ phần thì ngoại cũng thích. Tự nhiên tiền mình tăng.
Chú Ba: Dạ tăng không bền đâu ngoại ơi.
Cháu có phân tích cho HĐQT như sau: với triển vọng kinh doanh của ABCDE, giá trị nội tại của doanh nghiệp sẽ ở trong khoảng 1.200 tỷ – 1.400 tỷ. Tương đương, giá trị nội tại của từng cổ phần: 60.000 – 70.000 VNĐ/cổ phần và thị trường cũng sẽ nhận biết điều này.
Nếu doanh nghiệp Hai Rau Cải niêm yết giá 90.000 VNĐ, thì sớm muộn gì giá cũng về mức 60.000 – 70.000 VNĐ. Điều này sẽ gây áp lực lên HĐQT và Ban điều hành.
Bà Ngoại: À hén
Chú Ba: Cháu nói với HĐQT của doanh nghiệp Hai Rau Cải: Mục đích của chúng ta là bán cổ phiếu với giá cao kiếm lời trong thời gian cổ phiếu mới lên sàn hay phát triển doanh nghiệp hưởng lợi bền vững?
Nếu muốn phát triển bền vững thì không lý do gì phải niêm yết với giá cao vượt quá mức giá trị. Hãy niêm yết với mức giá 65.000 VNĐ và tập trung vào kinh doanh, tạo giá trị cho doanh nghiệp. Giá cổ phiếu sẽ lên theo giá trị của doanh nghiệp.
Cuối cùng, doanh nghiệp Hai Rau Cải đã niêm yết thành công với giá 65.000 VNĐ. Cổ phiếu doanh nghiệp Hai Rau Cải được nhà đầu tư mua qua bán lại như 1 công cụ/tài sản đầu tư. Nó đạt mức 73.000 VNĐ sau 1 tháng kể từ ngày niêm yết.
Các bạn xem Phần 1 tại đây nhé. Bà ngoại tìm hiểu về khái niệm cổ phiếu cùng chú Ba tài chính Lâm Minh Chánh – Phần 1
Thân ái
Lâm Minh Chánh/ Chú Ba Tài Chính